THÔNG TIN TUYỂN SINH

Đối tượng tuyển chọn

※Những người có chí hướng phấn đấu học lên các trường Đại học, Cao học

  • Tốt nghiệp cấp 3 bậc THPT (Người có đủ năng lực để thi đỗ vào các trường Đại học tại nước sở tại.
  • Từ 18 tuổi trở lên.
  • Trình độ tiếng nhật phải tương đương hoặc cao hơn năng lực Tiếng Nhật N5.
  • Phải ĐÁP ỨNG ĐỦ tiêu chí về sức khỏe và tinh thần.
  • Đảm bảo đủ năng lực tài chính để chi trả cho quá trình học tập tại Nhật.

Các bước cần làm cho đến khi Nhập học

Các bước cần làm cho đến khi nhận được tư cách lưu trú COE

  1. Nộp hồ sơ ứng tuyển bên dưới
  2. Chuyển phí ứng tuyển vào tài khoản chỉ định (10,000 yên)
  3. Phương thức tuyển chọn của trường (Thi viết, phỏng vấn, kiểm định hồ sơ)
  4. Trường sẽ phát hành GIẤY BÁO NHẬP HỌC
  5. Nộp tiền phí nhập học (50,000 yên)
  6. Trường sẽ nộp hồ sơ lên cục quản lý xuất nhập cảnh
  7. Chờ đợi kết quả thẩm định từ cục quản lý xuất nhập cảnh

Sau khi nhận được tư cách lưu trú COE

  1. Trường sẽ thông báo đến các thí sinh nhận được tư cách lưu trú COE
  2. Nộp tiền học phí
  3. Nhận “giấy chứng nhận tư cách lưu trú” mà trường gửi về
  4. Đến đại sứ quán tại nước sở tại để xin cấp VISA.
  5. Sau khi đến Nhật phải mang GIẤY BÁO NHẬP HỌC và HỘ CHIẾU đến nộp cho nhà trường.

Hồ Sơ Cần Chuẩn Bị

  1. Đơn nhập học (theo mẫu của nhà trường). Nếu như trong lý lịch học tập có khoảng thời gian trống thì phải nộp bản giải trình
  2. Sơ yếu lý lịch (theo mẫu của nhà trường)
  3. Giấy chứng nhận, Bằng tốt nghiệp cấp cao nhất (bản gốc)
  4. Bảng điểm thành tích, học bạ cấp học cao nhất (bản gốc)
  5. Giấy chứng nhận học tiếng Nhật (bản gốc). Giấy chứng nhận phải được cấp bởi cơ sở mà học sinh đó đã theo học tiếng Nhật. Phải ghi rõ thời gian, tổng số giờ đã học.
  6. Giấy chứng nhận đã thi đỗ các kỳ thi năng lực tiếng Nhật có liên quan (bản gốc)
  7. Ảnh thẻ 7 tấm (4*3) (ảnh phải được chụp trong vòng 3 tháng trở lại đây. Mặt sau ảnh phải ghi rõ họ tên)
  8. Bản copy chứng minh thư, hộ chiếu
  9. Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh (giấy tờ có thể chứng minh nơi sinh)
  10. Nếu vẫn còn đang theo học thì phải nộp giấy chứng nhận vẫn còn đang học và bảng điểm thành tích (…đối với những ai đang học Đại học, Cao học)
  11. Giấy chứng nhận nghề nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh (đối với những người đang làm việc).

GIẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊ ĐỐI VỚI NGƯỜI BẢO LÃNH

 

  1.  Đơn xác nhận làm người bảo lãnh (theo mẫu của trường). Chắc chắn phải có chữ ký của người bảo lãnh
  2.  Sổ ngân hàng (bản copy), giấy tờ chứng minh số dư tài khoản ngân hàng (bản gốc xin từ ngân hàng)
  3.  Chứng nhận thu nhập (bản gốc). Do nơi làm việc cấp
  4.  Giấy chứng nhận nộp thuế (bản gốc). Trong vòng 3 năm trở lại đây. Do cơ quan hảnh chính hoặc Cơ quan mà người bảo lãnh đang làm việc cấp.
  5.  Bản copy chứng minh nhân dân
  6.  Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người bảo lãnh và người đi du học. Giấy khai sinh (mới cấp trong vòng 3 tháng).

Lưu ý

Trong quá trình xét duyệt hồ sơ có thể sẽ bị yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ

Ngoài những giấy tờ là Tiếng Nhật ra thì tất cả các văn bản còn lại đều phải dịch sang Tiếng Nhật.
Đối với học sinh nhập học kỳ tháng 4 trong trường hợp quyết định tạm dừng việc đi DU HỌC thì phải báo trước ngày 31/3. Đối với học sinh nhập học kỳ học tháng 10 thì phải báo trước ngày 30/9.
Chúng tôi sẽ hoàn trả lại toàn bộ TIỀN HỌC PHÍ, VÀ CÁC GIẤY TỜ GỐC (không tính tiền phí nhập học, phí xét tuyển hồ sơ).

Post Author: admin