Q&A
Về Trường học
Q1: Trường học ở vị trí nào?
A1: Trường Nhật ngừ KOKUSAI BRIDGE nằm ở kawagoe, tỉnh Saitama. Ở gần trường có khu tham quan nối tiếng là koedogawa. Tình hình trị an tại khu vực này rất tốt, là địa điểm vô cùng lý tưởng để học tập.
Q2: Tình hình giao thông đến trường như thế nào?
A2: Tại đây có ga Kawagoe, là ga có 2 tuyến tàu JR và tuyến tàu TOBU. Bạn có thể di chuyển đến những nơi khác một cách rất dễ dàng.
Q3: Sau khi tốt nghiệp thì học sinh tại trường có khuynh hướng học lên các trường Đại học, Cao đẳng nào?
A3: Học sinh tốt nghiệp tại trường Nhật ngữ quốc tế BRIDGE phần lớn theo học tại các trường như:聖学院大学 (Seigakuin daigaku)、日本外国語専門学校 (nihon gaikokugo senmon gakkou)、中央情報専門学校 (chuuou jouhou senmon gakkou)、関東工業自動車大学校 (kantou kougyou jidousha daigakkou)、東京国際学園外語専門学校 (tokyo kokusai gakuin gaikokugo senmon gakkou)、駿台トラベル&ホテル専門学校 (sendai toraberu & hoteru senmon gakkou)、CAD製図専門学校 (CAD seizu senmon gakkou)、国際情報経済専門学校 (kokusai jouhou Keizai senmon gakkou) …
Q4: Sau khi tốt nghiệp trường tiếng tại BRIDGE thì có thể tham gia hoạt động tìm kiếm việc làm không?
A4: Đương nhiên là được, Trường nhật ngữ BRIDGE là trường được thành lập hướng đến những người sau này muốn làm việc tại các doanh nghiệp của Nhật. Thông qua những buổi tiến hành nói chuyện định kỳ thì chúng tôi sẽ hỗ trợ một cách phù hợp nhất với bạn trong hoạt động tìm kiếm việc làm tại Nhật.
Q5: Trường có phòng để tự học không?
A5: Có, các bạn học sinh có thể sử dụng phòng tự học từ thứ 2 đến thứ 6 với khung giờ từ 9h đến 18h.
Q6: Trường có Kí túc xá không?
A6: Trường có Kí túc xá, vì sống trong Kí túc xá đều là học sinh trong trường nên mọi người có thể giúp đỡ lẫn nhau những khi gặp khó khăn.
Q7: Thời gian nhập học và khóa học kéo dài trong bao lâu?
A7: Thời gian nhập học là tháng 4 và tháng 10 hàng năm. Trường có 2 khóa học là khóa 2 năm và khóa 1 năm 6 tháng
Q8: Đang học ở một trường tiếng Nhật khác có thể chuyển đến trường BRIDGE học và ngược lại hay không?
A8: Theo luật giáo dục hiện hành tại Nhật thì không thể chuyển đổi từ trường tiếng Nhật này sang trường tiếng Nhật khác.
Q9: Phí nhập học và tiền học phí cần khoảng bao nhiêu tiền?
A9: Tiền phí nhập học tại trường BRIDGE là 5 vạn yên, Tùy từng khóa học thì số tiền học phí phải đóng sẽ khác nhau. Các bạn có thể đón xem nội dung chi tiết tại mục tuyển dụng trong phần hướng dẫn nhập học trên Webside của trường.
Q10: Trường có chế độ miễn giảm tiền học phí hay không?
A10: Hiện tại thì nhà trường không có chế độ miễn giảm tiền học phí khi nhập học.
Q11: Có thể chia học phí thành từng đợt để đóng không?
A11: Trường hợp học sinh tham gia khóa học từ 1 năm trở lên có thể đóng tiền học phí thành 2 đợt. Mỗi đợt sẽ là 6 tháng tiền học phí.
Q12: Nếu giữa chừng quyết định không theo học nữa thì tiền học phí・phí cơ sở vật chất có được hoàn trả lại hay không?
A12: Nếu trước khi khóa học bắt đầu mà học sinh quyết định không theo học nữa thì trường sẽ hoàn trả lại tiền cho học sinh theo quy định.
Q13: Trường có học bổng hay không?
A13: Trường có học bổng dành cho học sinh có thành tích học tập xuất sắc và tỷ lệ đi học chuyên cần đầy đủ. Vậy nên, các bạn đặt mục tiêu phấn đấu để dành được học bổng nhé.
Q14: Cuộc sống tại Nhật vất vả quá nên tôi muốn có học bổng.
A14: Tại Nhật có rất nhiều loại học bổng dành cho những người có ham muốn học hành nghiêm túc. Tại bảng thông báo trong trường có đăng thông tin về các loại học bổng nên học sinh cố gắng nắm bắt thông tin.
Về Học sinh tại trường
Q1: Học sinh theo học tại trường có độ tuổi dao động như thế nào?
A1: Phần lớn học sinh theo học tại trường có độ tuổi trên dưới 20 tuổi.
Q2: Loại Visa của học sinh là loại Visa như thế nào?
A2: Phần lớn Visa của học sinh là Visa “Du học”.
Q3: Trường KOKUSAI BRIDGE có học sinh ở những nước nào?
A3: Hiện tại học sinh theo học tại trường có học sinh mang quốc tịch Việt Nam, philipin.
Học sinh tại trường nhật ngữ BRIDGE không giới hạn quốc tịch, dù bạn là người quốc tịch nước nào chúng tôi cũng hoan nghênh.
Q4: Một lớp học bao gồm bao nhiêu học sinh.
A4: Tùy mỗi một lớp học khác nhau thì số lượng học sinh cũng sẽ khác nhau. Phần lớn 1 lớp học sẽ có khoảng 15-20 người.
Q5: Chi phí sinh hoạt của Du học sinh 1 tháng hết khoảng bao nhiêu tiền?
A5: Du học sinh nếu tự nấu nướng thì sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí sinh hoạt. Bình quân 1 tháng sẽ tiêu hết khoảng 8 – 10 vạn yên. Trong đó chi phí ăn uống khoảng 3 vạn, tiền nhà 2,5 vạn/người , điện nước ga khoảng 1 vạn, điện thoại, internet 1 vạn, phí vui chơi giải trí 1 vạn, phí linh tinh 1 vạn, phí đi lại 1 vạn…
Các vấn đề liên quan đến học hành.
Q1: Hàng ngày có phải đi học không?
A1: Thời gian học từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Thứ 7, chủ nhật, các ngày lễ thì sẽ nghỉ theo quy định. Hơn nữa, 1 năm trường sẽ có 4 kỳ nghỉ dài đó là kỳ nghỉ xuân, hạ, thu, đông.
Q2: Thời gian học cụ thể từ mấy giờ đến mấy giờ?
A2: Tùy từng khóa học mà thời gian học cụ thể sẽ khác nhau. Lớp học buổi sáng sẽ bắt đầu từ 9h-12h30, lớp buổi chiều sẽ bắt đầu từ 13h30-17h.
Q3: Trường có học cả ngày không?
A3: Trường phân chia thành lớp học sáng, lớp học chiều. Thế nhưng, tùy theo nguyện vọng của học sinh sẽ có những lớp học kéo dài từ sáng đến chiều. Để giỏi ngoại ngữ thì phụ thuộc nhiều vào việc giảng dạy thích hợp của giáo viên cùng với thời gian bạn dành cho ngôn ngữ đó như thế nào. Nếu đem so sánh với các trường khác thì thời gian học tại trường BRIDGE sẽ dài hơn. Đây chính là một lợi thế giúp cho những người mới học cũng có cơ hội nâng cao năng lực tiếng Nhật của bản thân.
Q4: Việc phân lớp được tiến hành trên tiêu chí nào?
A4: Vào thời điểm nhập học học sinh sẽ làm bài kiểm tra. Căn cứ vào kết quả bài thi viết và bài thi phỏng vấn sẽ quyết định bạn theo học lớp nào.
Q5: Bài giảng sẽ sử dụng ngôn ngữ nào? (Tôi không giỏi tiếng Anh cho lắm liệu có thể học tốt tiếng Nhật hay không)
A5: Tất cả bài giảng tại trường đều bằng Tiếng Nhật. Giáo Viên giảng dạy đều là những người được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm lâu năm nên bạn cứ yên tâm nhé. Dù bạn có không giỏi tiếng Anh đi chăng nữa nhưng qua 2 năm theo học tại BRIDGE nhất định bạn sẽ trang bị cho mình được vốn tiếng Nhật kha khá.
Q6: Giáo trình được sử dụng trong bài giảng là gì?
A6: Giáo trình được sử dụng chính bao gồm:
Lớp sơ cấp là giáo trình Minna no nihongo sơ cấp I, II. Lớp sơ – trung cấp à giáo trình chuukyuu he ikou. Lớp trung cấp là giáo trình manabou nihongo. Lớp cao cấp là giáo trình chuukyuu kara joukyuu he no nihongo. Ngoài ra, còn sử dụng các giáo trình khác chuyên về ngữ pháp, chữ hán – từ vựng, nghe hiểu, viết văn.
Q7: Tôi không biết chữ hán, có sao không?
A7: Lớp sơ cấp có bài giảng chuyên dạy về chữ hán nên ban cứ yên tâm. Dù chữ hán khó thật nhưng chúng ta cùng nhau học thuộc từng từ một nhé.
Q8: Học tiếng nhật đến mức độ nào thì được.
A8: Nếu như bạn có sự cố gắng trong học tập thì nhất định sẽ thi đỗ kỳ thi năng lực tiếng nhật trình độ N2, N1.
Q9: Tôi vô cùng bất an vì chẳng biết gì về tiếng Nhật hết
A9: Tại trường có nhân viên sử dụng được tiếng Trung, Tiếng Việt, Tiếng Anh nên nếu như bạn gặp phải điều gì bận lòng, gặp khó khăn gì thì hãy nói cho chúng tôi biết. Kể cả trong trường hợp ốm đau hay xảy ra tai nạn, sự cố thì chúng tôi sẽ cùng bạn giải quyết.
Q10: Kỳ thi năng lực tiếng Nhật là kỳ thi gì vậy?
A10: Kỳ thi năng lực Tiếng Nhật là kỳ thi chứng nhận được trình độ tiếng Nhật của bạn được tổ chức bởi hiệp hội viện trợ giáo dục quốc tế Nhật bản và quỹ giao lưu quốc tế, kỳ thi này có tên gọi tắt là JLPT. Có 5 cấp độ, cấp độ N1 là cấp cao nhất. Cấp độ N3 là cấp chứng tỏ bạn đạt đến trình độ có thể tiến hành giao bình thường trong cuộc sống hàng ngày. N2 là cấp chứng tỏ bạn có thể giao tiếp bình thường với người Nhật mà không gặp bất kỳ một trở ngại nào. Cấp N1 là cấp độ chứng tỏ bạn có khả năng lý giải và hiểu cả những ngôn ngữ thuộc các lĩnh vực chuyên sâu như những bài nghiên cứu.
Q11: Kỳ thi Du Học Nhật Bản là kỳ thi gì?
A11: Đây là kỳ thi có tên gọi tắt là EJU, được tổ chức bởi tổ chức hỗ trợ học sinh Nhật Bản (còn được gọi tắt là JASSO). Đây là kỳ thì được tổ chức để đánh giá kiến thức cơ bản (các ngành khoa học tổng hợp, Toán học, Vật lý học) và năng lực tiếng nhật của du học sinh. Nếu như Du học sinh có nguyện vọng theo học các trường đại học tại Nhật Bản thì đây được coi là một kỳ thi bắt buộc.
Q12: Trường có lớp học bổ trợ kỳ thi EJU hay không?
A12: Tại trường BRIDGE, Nếu học sinh có nhu cầu thì sẽ tổ chức miễn phí lớp học bổ trợ để bạn tham gia kỳ thi EJU.
Q13: Để có thể thi đỗ vào các trường Đại học nổi tiếng tại Nhật thì phải học như thế nào?
A13: Để vào các trường đại học danh giá thì yêu cầu bạn phải thi đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật N1 hay phải đạt được 350 điểm kỳ thi EJU. Cụ thể bạn cần ghi nhớ khoảng hơn 2000 chữ hán. Không những thế, tùy trường đại học khác nhau mà ngoài kỳ thi tiếng Nhật ra sẽ có bài kiêm tra Tiếng Anh, bài kiểm tra tổng hợp, toán học…
Q14: Giáo viên tại trường là người như thế nào?
A14: Giáo viên tại trường toàn bộ đều là người Nhật, họ đều là nhữn người ưu tú và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Q15: Hãy chỉ giúp tôi những trường có học phí vừa rẻ lại dễ đỗ đi
A15: Những trường có học phí rẻ và dễ đỗ thường thì thời gian học ít và nội dung giảng dạy cũng không được tốt. Nếu vào những trường đó chỉ lãng phí tiền bạc và thời gian mà thôi. Học xong cũng không thể tìm được việc làm tại Nhật, cuối cùng về nước mà chẳng học được gì.
Về thẻ ngoại kiều
Q1: Sau khi nhận được thẻ ngoại kiều tại sân bay thì phải tiến hành thủ tục gì tiếp theo?
A1: Theo quy định tại nơi cư trú thì trong vòng 14 ngày bạn cần mang theo thẻ ngoại kiều nhận được tại sân bay và hộ chiếu đến ủy ban hành chính nơi cư trú để tiến hành thủ tục đăng ký thường trú tại nơi đó.
Q2: Tôi theo học khóa 1 năm 6 tháng tại trường nhưng thẻ ngoại kiều sắp hết hạn, tôi phải làm gì bây giờ?
A2: Bạn cần phải đăng ký gia hạn thời gian lưu trú tại cục quản lý xuất nhập cảnh. Ngoài trường hợp học sinh có tỷ lệ đi học chuyên cần quá tệ thì nhà trường sẽ tiến hành thủ tục đăng ký gia thạn thời gian lưu trú cho học sinh. Khi đó, hãy nghe theo chỉ thị và nộp giấy tờ cần thiết cho người phụ trách.
Q3: Tôi bị mất thẻ ngoại kiều, bây giờ phải làm sao?
A3: Trong vòng 14 ngày kể từ ngày bạn nhận ra thẻ ngoại kiều của mình bị mất thì phải đến cục quản lý xuất nhập cảnh để xin cấp lại thẻ ngoại kiều mới. Lưu ý, khi đến cục quản lý xuất nhập cảnh thì bạn phải mang theo giấy tờ chứng minh mình bị mất thẻ ngoại kiều và hộ chiếu.
Q4: Trường hợp bị cảnh sát gọi lại và yêu cầu trình chiếu thẻ ngoại kiều thì bắt buộc phải mang ra cho cảnh sát xem hay không?
A4: Về nguyên tắc bạn phải luôn mang theo thẻ ngoại kiều bên người, nếu như cục quản lý xuất nhập cảnh hay cảnh sát ra chỉ thì yêu cầu trình chiếu thẻ ngoại kiều thì bạn có nghĩa vụ phải thực hiện điều đó.
Về nhà ở tại Nhật
Q1: Tiền cọc và tiền lễ vào nhà là tiền gì vậy?
A1: Tiền cọc là tiền tạm ứng trước. Đây là chi phí để dọn dẹp phòng khi bạn trả lại nhà, nếu chi phí dọn phòng ít hơn số tiền cọc bạn nộp lúc đầu thì sẽ được trả lại. Tiền lễ vào nhà chính là tiền phí làm thủ tục vào nhà. Khoản phí này sẽ không được hoàn trả.
Q2: Có cần thiết phải có người bảo lãnh khi tìm nhà tại Nhật.
A2: Khi tìm nhà tại Nhật thì cần phải có người bảo lãnh. Nếu như không có người thân là người Nhật thì bạn phải thông qua công ty bảo lãnh. Hơn nữa, Nhiều nhà không đồng ý cho người nước ngoài thuê nên khi tìm nhà hãy xác nhận thật kỹ nhé.
Q3: Tường nhà phòng hơi bẩn nên tôi muốn sơn trắng lại phòng có được không?
A3: Không được. Nếu bạn không nhận được sự đồng ý từ chủ nhà và người cho thuê mà tự ý sửa sang lại nhà thì có khả năng bạn sẽ bị đuổi ra khỏi nhà và phải bồi thường một số tiền rất lớn.
Q4: Tôi muốn sống cùng với bạn trong căn hộ.
A4: Với những căn hộ cho thuê tư nhân thì ngoài người ký hợp đồng thì không cho phép người khác vào sống cùng. Đây là một trong những điểm khác trong tập quán xã hội của Nhật với các nước khác. Nếu 2 người muốn sống cùng nhau thì phải nói với công ty bất động sản và chủ nhà.
Q5: Tại sao đổ rác đúng nơi quy đinh rồi mà vẫn bị hàng xóm phàn nàn. Thật không hiểu nổi
A5: Cũng có thể bạn đổ rác nhầm ngày và thời gian. Mỗi một địa phương khác nhau thì phương thức quy định việc đổ rác cung khác nhau. Để vứt rác sao cho phù hợp hãy liên hệ tới người quản lý, chủ nhà, công ty bất động sản để biết thêm thông tin chi tiết.
Q6: Vào buổi tối tôi nói chuyện cười đùa với bạn mà bị hàng xóm tức giận và phàn nàn rằng ồn ào. Trong phòng mình thuê không phải mình muốn làm gì thì làm sao?
A6: Đối với các bạn học sinh người nước ngoài, việc có thể cùng tâm sự với bạn bè, người thân bằng tiếng mẹ đẻ là điều vô cùng cần thiết về mặt tinh thần. Tuy nhiên, đừng quên rằng khoảng 10h tối là thời gian mà những người xung quanh đi ngủ, nên hãy nhỏ nhẹ khi nói chuyện.
Q7: Có những xe đạp để ở một nơi thời gian rất lâu. Có lẽ là người ta vứt đi rồi. Tôi có thể sử dụng xe đạp đó được hay không?
A7: Đó được gọi là xe không chủ. Đây là một trong những vấn đề mà Ủy ban quản lý hành chính phiền não. Thế nhưng, đây không phải là xe đạp bị vứt đi. Tại Nhật, để phòng tránh nạn trộm cắp nên có chế độ đăng ký số cụ thể. Khi bị cảnh sát phát hiện ra là bạn đã lấy xe đạp không chủ ra sử dụng thì sẽ bị quy vào tội “trộm cắp”, nhiều khi sẽ bị cưỡng chế đưa về đồn công an.
Q8: sau khi chuyển nhà thì tôi phải làm gì?
A8: Trong vòng 14 ngày sau khi chuyển nhà bạn phải mang theo thẻ ngoại kiều đến Ủy ban hành chính tại nơi mình ở trước đó để làm thủ tục chuyển đổi nơi ở, sau đó đến ủy ban hành chính nơi ở mới để đăng khí hộ khẩu thường trú. Đồng thời, sau khi chuyển địa chỉ xong phải mang theo thẻ ngoại kiều có địa chỉ mới tới trường. Ngoài ra, cũng đừng quên phải tiền hành thủ tục đổi địa chỉ tại ngân hàng.
Về việc làm thêm
Q1: Quả thật cuộc sống tại Nhật thật sự khó khắn nên tôi muốn đi làm thêm.
A1: Người sở hữu tư cách lưu trú là du học về nguyên tắc không được đi làm thêm. Tuy nhiên, nếu xin được tư cách hoạt động khác thì bạn có thể đi làm thêm 1 tuần 28 tiếng.
Q2: Du học sinh khi đi làm thêm thì phải tuân thủ những điều gì?
A2: Điều kiện quy định khi đi làm thêm 1: 1 tuần chỉ được phép đi làm thêm không quá 28 tiếng đồng hồ. Vào kỳ nghỉ dài như kỳ nghỉ hè, đông, xuân thì sẽ được phép đi làm 1 tuần 40 tiếng.
Điều kiện quy định khi đi làm thêm 2: Nghiêm cấm du học sinh không được làm việc tại các quán bar, casino, tiếp rượu cho khách, hay cùng khách đi vào khách sạn…
Về vấn đề thiên tai tại Nhật.
Q1: Nghe nói Nhật là quốc gia xảy ra nhiều thiên tai. Tôi cần phải chú ý những điều gì?
A1: Không cần phải sợ hãi quá mức. Tại trường BRIDGE thì học sinh sẽ được trải nghiệm tiết học phòng tránh khi động đất xảy ra, biện pháp dập lửa khi xảy ra hỏa hoạn. Bằng cách trải nghiệm trực tiếp, được nhìn, được sờ tận mắt, thì dần dần bạn sẽ quen với các biện pháp phòng tránh đó.
Q2: Nửa đêm bị đau bụng quằn quại thì phải làm thế nào?
A2: Nếu như đau đến mức không chịu được thì hãy gọi đến số 119. Sau khi được hỏi là xảy ra hỏa hoạn hay cấp cứu thì phải trả lời là cấp cứu. Phải truyền đạt lại một cách chính xác bệnh tình hiện tại (khi nào, ai, ở đâu, tại sao, trạng thái hiện tại như thế nào), đang sống ở đâu (địa chỉ nhà, hay tòa nhà nổi bật) tên, số điện thoại thông báo. Nếu như bản thân thấy bất an khi gọi điện thì hãy liên lạc tới giáo viên của trường để được giúp đỡ. Giáo viên của trường BRIDGE sẽ trợ giúp bạn 24/24.
Q3: Trong trường hợp bị vướng vào rắc rối thì phải liên lạc tới đâu?
A3: Đầu tiên, hãy liên lạc tới văn phòng của trường để nhận được giúp đỡ.
Về việc tham gia bảo hiểm – lương hưu trí
Q1: Có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm sức khỏe quốc dân hay không?
A1: Có. Việc tham gia vào bảo hiểm sức khỏe quốc dân là quyền lợi và trách nhiệm của du học sinh. Người tham gia bảo hiểm này khi đi đến bệnh viện thì chỉ phải chịu 30% chi phí khám chữa bệnh. Phí bảo hiểm thì tùy từng thu nhập hay từng địa phương mà chi phí sẽ khác nhau. Với du học sinh thì 1 tháng dao động vào khoảng 1 nghìn 200 – 1 nghìn 400 yên. Thẻ bảo hiểm sức khỏe quốc dân có kỳ hạn nhất định, hàng tháng nếu không thanh toán phí bảo hiểm thì có khả năng bảo hiểm không được sử dụng nên các bạn cần chú ý.
Q2: Có bắt buộc phải tham gia vào bảo hiểm lương hưu?
A2: Với những du học sinh từ 20 tuổi trở lên thì việc tham gia vào bảo hiểm lương hưu là nghĩa vụ bắt buộc. Trong trường hợp bạn gặp khó khan không thể thanh toán chi phí bảo hiểm lương hưu thì Có chế độ miễn (đóng chậm) cho học sinh nên bạn hãy đến Ủy ban hành chính để đăng ký.
Q3: Trong 10 năm tôi muốn trở về nước…
A3: Sau khi về nước một thời gian thì bạn có thể nhận được một phần số tiền từ bảo hiểm lương hưu mà bạn đã đóng. Nếu như sau này bạn vẫn quyết định quay trở lại Nhật để tiếp tục làm việc thì không nên làm thủ tục rút khỏi bảo hiểm hưu trí. Dù bạn sống ở nước ngoài cũng vẫn có thể nộp tiền bảo hiểm hưu trí tại Nhật. Chi tiết hãy tham khảo trang web của cơ quan quản lý tiền hưu trí tại Nhật . (Service: http://www.nenkin.go.jp/international )
Các vấn đề khác
Q1: Tỷ lệ đi học chuyên cần có quan trọng không?
A1: Tỷ lệ đi học chuyên cần vô cùng quan trọng trong việc gia hạn tư cách lưu trú, học lên các trường cao đẳng, đại học tại nhật. Đối với việc xin gia hạn hay thay đổi tư cách lưu trú thì tỷ lệ đi học chuyên cần dưới 90% cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ không cấp phép gia hạn hay thay đổi tư cách lưu trú mới cho bạn. Ngược lại với những học sinh có tỷ lệ đi học chuyên cần tốt, đạt 100% sẽ nhận được thư tiến cử của ban lãnh đạo trường tới các trường đại học khác, có thể nhận được học bổng hay được miễn giảm học phí tại trường đại học đó.
Trường BRIDGE quy định tỷ lệ đi học chuyên cần của học sinh phải đạt 90%, nếu không sẽ không được nhận bằng tốt nghiệp.
Q2: Vào kỳ nghỉ dài tôi muốn về nước thì phải làm gì?
A2: Nếu là bạn về nước tạm thời thì phải làm thủ tục “cho phép tái nhập cảnh”. Việc tái nhập cảnh sẽ có thời hạn trong vòng 1 năm, hoặc quy định theo thời hạn trong tư cách lưu trú.
Thông tin liên hệ
Tên trường | 国際ブリッジ学院 KOKUSAI BRIDGE GAKUIN |
HỌC VIỆN QUỐC TẾ BRIDGE International Bridge Academy | |
Địa chỉ | 1-2273-7 Kotobukicho, Kawagoe, Saitama, 350-1116 JAPAN |
TEL | +81-49-293-6183 |
FAX | +81-49-293-6182 |
info@ibacademy.jp |